Hình ảnh hoạt động

14/11/2022

[2236] – Lớp 3 Kết thúc chuỗi chương trình đào tạo Nền tảng cơ bản về Quản lý, lãnh đạo dành cho Quản lý bán hàng _ Coke Hà Nội

Nếu Lãnh đạo, Quản lý và Doanh nghiệp không thực hiện: Cam kết – Văn hoá- Triết lý thì Doanh nghiệp sẽ thất bại.
Vấn đề mà CEO, Lãnh đạo, Quản lý, Doanh nghiệp cần tập trung là xây dựng, triển khai và giữ gìn Cam kết (Mission); Văn hoá (Core Value) và Triết lý (Phylosophy) chứ không phải là chỉ biết lo đến kế hoạch, chiến lược và mục tiêu. Hơn 90% các bạn khởi nghiệp không trụ nổi năm thứ 1 và hơn 82% không trụ nổi đến năm thứ 3, vậy vấn đề cốt lỗi có phải là vì họ không có sản phẩm tốt hay không? Có phải là họ không có giá cạnh tranh hay không? Có phải là họ không có chiến lược truyền thông hiệu quả hay không? Có phải là họ không có các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng hiệu quả hay không?…..Câu trả lời là KHÔNG. Lý do họ thất bại là ngay từ khi thành lập (kể cả nhiều công ty đã hoạt động 3-5 năm) họ không xây dựng, không triển khai, không giữ gì ba yếu tố quan trọng nhất của doanh nghiệp đã đề cập ở trên. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem bản chất thực của từng yếu tố đó là gì? và tại sao nó lại quan trọng đến như vậy?
1. Sứ mệnh: Đó là sự cam kết, cam kết với đối tác, khách hàng, nhân viên, môi trường, cộng đồng, xã hội (tuỳ theo mức độ lớn nhỏ của doanh nghiệp mà sự cam kết này sẽ tăng lên như thế nào). Nhưng đầu tiên, CEO và doanh nghiệp phải cam kết với khách hàng và nhân viên. Sự cam kết này sẽ tạo ra ngay niềm tin và đơn giản khi đã mất niềm tin thì không ai sẽ ở lại để giúp cho CEO và doanh nghiệp trong việc đạt được mục tiêu hay chiến lược của mình. Rất nhiều CEO, doanh nghiệp vẫn thường hay hô hào: “khách hàng là người trả lương cho chúng ta, nếu không có khách hàng thì chúng ta không tồn tại “, vậy mà nhân viên lại đi “cãi lộn tay đôi với khách hàng”, thậm chí “nhân viên đi lừa đảo, lừa gạt khách hàng”. Rất nhiều CEO, doanh nghiệp tuyển dụng nhân viên về rồi vắt kiệt sức nhân viên, không quan tâm đến chính sách phúc lợi, môi trường làm việc, sự phát triển của nhân viên (mặc dù vẫn luôn hô hào và đi khoe rằng: chúng tôi chăm lo tốt cho nhân viên của chúng tôi).
2. Văn hóa: Có một câu nói của một doanh nhân Pháp khi nói về văn hóa: “Văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả”. Một cá nhân, một gia đình, một đội nhóm, một doanh nghiệp, một đất nước mà không dựa trên những nền tảng văn hóa chuẩn mực, không đem ra đào tạo, không triển khai, không tuân thủ ..thì sẽ đi đến sự bế tắc, đi vào ngõ cụt và dẫn đến sự thất bại ngay. Bạn có thấy xã hội chúng ta ngày càng suy thoái về văn hoá không? Một xã hội không dựa trên những nền tảng của luân thường đạo lý, triết lý, của Vũ trụ, Đức Phật, Đức Chúa Jesu..thì làm sao mà tạo ra những con người minh triết và trí huệ được. Hình như ngày nay người ta chỉ xem trọng đến hình thức bên ngoài, đến vật chất (có tiền, giàu có thì làm Vua), mà gần như bỏ quên hết “Ngũ Đức của người xưa đã dạy: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí , Tín”. Một CEO, một doanh nghiệp cũng vậy mà thôi, muốn thành công và vươn xa thì phải xây dựng, đào tạo, triển khai, giữ gìn, tuân thủ, phát triển những giá trị văn hóa này. Văn hóa doanh nghiệp không phải là cái viết ra cho có, treo lên cho đẹp, truyền thông cho hay mà nó chính là cách tư duy, cách giao tiếp, cách hành xử, cách đối nhân xử thế kể cả bên trong nội bộ lẫn bên ngoài với khách hàng.
3. Triết lý: Theo tự điển tiếng Anh, thì triết lý (phylosophy có nghĩa là triết học, triết lý, được hiểu là nghiên cứu về bản chất của thực tế và sự tồn tại, về những gì có thể biết, và hành vi đúng và sai, hoặc một tập hợp các niềm tin cụ thể thuộc loại này). Trong triết lý thì sẽ bao gồm triết lý quản lý (Triết lí quản lí trong tiếng Anh được gọi là Management Philosophy. Xét từ góc độ đạo đức, triết lí quản lí là triết lí đạo đức vận dụng trong quản lí một tổ chức/doanh nghiệp và được thực hiện bởi các thành viên tổ chức nhằm thực thi triết lí kinh doanh bằng một phong cách ứng xử điển hình cho các giá trị đã được xác định của tổ chức/doanh nghiệp.
Triết lí quản lí là triết lí đạo đức của một tổ chức/doanh nghiệp trong mối quan hệ với bên ngoài và được thể hiện qua các thành viên bên trong tổ chức/doanh nghiệp.
Triết lý là đại diện của văn hóa (Core Value) và sự triển khai của những cam kết (Mission) và do vậy, nếu không xây dựng, triển khai, giữ gìn, tuân thủ thì cũng sẽ đưa doanh nghiệp và CEO đến sự diệt vong.
Kết thúc hai ngày chia sẻ cho các Sales Manager của Coca Coca khu vực phía Bắc về Nền tảng của Lãnh đạo. Khóa học đã giúp cho các lãnh đạo, quản lý của Coca Cola nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giữ gìn, triển khai những giá trị văn hóa, triết lý mà Coca Cola đã xây dựng 136 năm nay trên thế giới và 28 năm tại Việt Nam.
Cảm ơn anh Vĩ, cảm ơn các anh RCM, cảm ơn chị Thi, cảm ơn HRBP, cảm ơn Ms Vân (L&D), cảm ơn Coca Cola đã tin tưởng và tạo điều kiện tốt nhất để giảng viên HRTC được đồng hành với dự án này.
Một số hình ảnh hoạt động trao đổi chia sẻ của lớp học:
Thư giãn giữa giờ:
Kỷ niệm cùng lớp

Chân thành cảm ơn Công ty TNHH Coca-Cola Việt Nam cùng các anh chị học viên đã tiếp tục tin tưởng và tạo điều kiện để HRTC được tiếp tục chia sẻ và đào tạo cho nguồn nhân lực của Coca-Cola Việt Nam, yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp trong nước.

___HRTC___