[2413] Tổ chức Chuyên đề 1 Kỹ năng Giao tiếp ứng xử dành cho Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn
Bạn đã thật sự biết “Lắng nghe” hay chưa????
Trong giao tiếp thì ngoài việc chúng ta “Giao- những gì chúng ta nói” thì phần “Tiếp- việc lắng nghe” cũng sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Rất nhiều người cho rằng: con người có 2 lỗ tai thì đương nhiên sẽ nghe tốt? và hình như họ tập: thuyết trình, tập nói nhiều hơn là tập nghe. Nếu nói nghe còn khó hơn việc nói rất nhiều và một người muốn thành công trong giao tiếp thì nên tập nghe nhiều hơn là nói thì bạn có tin không?
Để chứng minh cho việc “lắng nghe” khó như thế nào và qua đó bạn cũng có thể đánh giá lại việc mình đang lắng nghe như thế nào thì bạn có thể dựa vào những những nguyên tắc của việc lắng nghe sau đây.
1. Từ xa xưa, người Trung Hoa đã thể hiện được sự khó khăn của “nghe” và họ đã đưa vào trong chữ viết của người Trung Hoa. Một người được gọi là nghe tốt khi bạn phải làm được 5 điều sau đây:
1.1: Phải có “bộ Nhĩ : mở 2 lỗ tai ra để tập trung chăm chú lắng nghe, dừng suy nghĩ của bạn lại và chỉ tập trung lắng nghe để đảm bảo bạn hiểu đúng những gì mà người nói đang nói.
1.2: Phải có “Bộ Mục”: nhìn vào người nói. Khi bạn đang nghe một người mà mắt bạn nhìn ngang, nhìn dọc, mắt láo liên thể hiện là người không rõ ràng, không trung thực. Nhìn vào mắt lại không có nghĩa là “nhìn sòng sọc” vào mắt người nói, làm như vậy bạn sẽ tạo cảm giác không thoải mái, thân thiện với người đang nói.
1.3: Phải có “bộ Tâm”: đặt mình vào vị trí người nói để đồng cảm với họ. Việc này tưởng đơn giản nhưng không giản đơn tí nào cả. Việc bạn có đặt được vào vị trí người nói để đồng cảm, thấu hiểu và thông cảm với họ không sẽ phụ thuộc vào “Tâm” của chính bản thân bạn. Nếu “Tâm bạn là: Tâm sân si, tâm hận thù, tâm ganh ghét, tâm ngạo mạn …thì chắc chắn bạn sẽ khó thực hiện được việc này, như vậy bạn phải luyện Tâm của chính mình.
1.4 Phải có “bộ Vương”: tôn trọng người nói như Vua, không cắt ngang lời khi người ta chưa nói hết câu, hết ý. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay chưa nghe hết câu đã vội phản ứng, đã vội trả lời, làm điều này sẽ gây sự khó chịu cho người nói và chắc chắn bạn sẽ không thể tạo thiện cảm tốt với họ.
1.5 Phải có “bộ Nhất”: chỉ tập trung lắng nghe người đang nói mà thôi, không phân tán sự tập trung ở người khác.
Kết thúc 2 buổi chia sẻ về chuyên đề: Kỹ năng giao tiếp ứng xử cho gần 500 lãnh đạo, bác sĩ, chuyên viên, nhân viên y tế của bệnh viện Phụ sản quốc tế Sài Gòn (SIHospital- https://sihospital.com.vn), hạnh phúc vì đã giúp cho các thành viên của SIHospital vận dụng những nguyên tắc của Đắc Nhân Tâm để tạo ra một sự giao tiếp, ứng xử chuyên nghiệp hơn với đồng nghiệp, nội bộ và với bệnh nhân.
Cảm ơn ban lãnh đạo bệnh viện, cảm ơn Mr Hải phụ trách Nhân sự đã tin tưởng và tạo cơ hội tốt nhất cho TS. Lê Như Hiếu – Giảng viên HRTC được đến chia sẻ.
Một số hình ảnh hoạt động của lớp học:
Chân thành cảm ơn Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn (SIHospital) cùng các anh chị học viên đã tin tưởng và tạo điều kiện để HRTC được chia sẻ và đào tạo cho nguồn nhân lực của SIHospital, yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển và thành công của các doanh nghiệp trong nước.
___HRTC__