Tin tức - Sự kiện

18/06/2022

Trước 30 tuổi hãy cố gắng thoát nghèo thay vì thoát ế: Để có được thứ bạn muốn, cách đáng tin cậy nhất là để cho mình xứng đáng với nó

0aaacc905c2e29ce54dfb335ab6ea61a-1553850676197941503846-crop-15538506838421169514538

Đừng vội vàng, kết hôn quá sớm, đây không hẳn là một điều tốt.

01

Chỗ tôi làm có một cô đồng nghiệp sinh năm 1995. Nhân lúc nghỉ trưa ở công ty, cô chia sẻ rằng mẹ cô mới điện thoại lên nhưng cô nhất quyết không bắt máy. Mọi người đều hỏi tại sao và cô trả lời rằng mẹ cô muốn ép cô lấy chồng. Những câu hỏi của gia đình và hàng xóm ở quê nhà cô đã thuộc lòng: “Sao không kiếm cho mẹ một chàng rể?”, “Bao nhiêu rồi mà còn kén cá chọn canh?”, “Nếu không kiếm được thì đừng về đây nữa”. Cô ám ảnh những câu nói này đến độ không về thăm cha mẹ vào dịp lễ lạt vì sợ cha mẹ ép hôn.

Việc một người kết hôn quá sớm không hẳn là một điều tốt.

Nếu người đó thực sự yêu bạn, thì chúc mừng bạn, còn nếu bạn chưa tìm được đúng người, hãy dừng lại và đừng vớ đại ai đó để kết hôn. Trước tuổi 30, thoát nghèo còn quan trọng hơn là thoát ế.

02

Tại sao lại không nên kết hôn quá sớm? Có hai lý do chính.

Lý do đầu tiên: bạn chưa đủ trưởng thành. 

Tôi nhớ hồi tôi 20 tuổi, tôi được mời đi dự đám cưới của cô bạn cấp 3, cô này lấy chồng theo sự sắp xếp của bố mẹ. Những tưởng cô sẽ có được hạnh phúc, nhưng sau khi kết hôn, cô phát hiện ra rằng cuộc sống hôn nhân không giống như những gì cô tưởng tượng, kể cả người cô lấy làm chồng. Trước khi cưới, anh ta hiền lành, chất phác và chiều chuộng cô, vậy mà giờ đây anh ta trở nên thô lỗ, lười biếng. Anh ta ngày ngày tụ tập nhậu nhẹt, cờ bạc, mỗi khi thua bạc thì về chửi mắng vợ con. Điều này làm cô cảm thấy quá mệt mỏi và quyết định ly hôn. Đến nay, cô vẫn không tái hôn vì sợ giống như anh chồng trước.

Chuyên gia nghiên cứu hôn nhân người Mỹ Stevens đã thực hiện một nghiên cứu rất nổi tiếng – điều tra tình trạng hôn nhân của các cặp vợ chồng những năm 1980. Kết quả là:

● Sau khi tốt nghiệp đại học và kết hôn sau 25 tuổi, tỷ lệ ly hôn là 19%.

● Sau khi tốt nghiệp đại học và kết hôn trước 25 tuổi, tỷ lệ ly hôn là 35%.

●  Không tốt nghiệp đại học và kết hôn trước 25 tuổi, tỷ lệ ly hôn là 51%.

Nói cách khác, phẩm chất của một người trong hôn nhân liên quan chặt chẽ đến hai yếu tố chính: giáo dục và sự chín chắn.

Khi giáo dục càng thấp, tỷ lệ ly hôn càng cao. Càng sớm kết hôn, tỷ lệ ly hôn càng cao. Bởi vì cả hai vẫn chưa đủ trưởng thành, chưa có đủ kiến ​​thức về hôn nhân và vì vậy, họ dễ dàng để chọn sai nửa kia để kết hôn.  Việc chọn sai người là cực kì nguy hiểm, thậm chí có thể phá hỏng hạnh phúc cuộc sống của bạn.

Lý do thứ hai là: sự lựa chọn của bạn bị thu hẹp

Năm 2007, một thông báo tuyển chồng của một cô gái như sau:

“Những gì tôi viết dưới đây đều xuất phát từ tận đáy lòng.

Tôi 25 tuổi. Tôi rất cuốn hút, có phong cách và khiếu thẩm mĩ cao. Tôi muốn kết hôn với một người chồng có thu nhập từ 500.000 USD/năm trở lên. Có thể bạn sẽ nói tôi là người tham của cải nhưng với thu nhập 1 triệu USD mỗi năm thì chỉ được coi là tầng lớp trung bình ở New York mà thôi.

Yêu cầu của tôi không cao. Tôi muốn hỏi trong diễn đàn này có ai có thu nhập hằng năm là 500.000 USD/năm không? Trong số các bạn có ai lập gia đình chưa? Tôi muốn hỏi: Tôi phải làm làm gì để kết hôn với một ông chồng giàu có như các bạn?

Trong số những chàng trai mà tôi từng hẹn hò, anh giàu nhất thu nhập cũng chỉ đến 250.000 USD/năm. Đối với tôi, mức lương này là quá ít. Nếu như ai đó có ý định chuyển đến một căn hộ ở phía Tây New York Garden thì mức lương này không đủ để chi tiêu.

Tôi có vài câu hỏi dành cho các bạn:

1. Những anh chàng giàu có như các bạn thường lui tới những địa điểm nào? Xin hãy liệt kê giúp tôi tên và địa chỉ các quán bar, nhà hàng, phòng gym, club…

2. Tôi nên nhắm vào độ tuổi nào là hợp lí?

3. Tại sao mấy phu nhân của các đại gia chỉ có nhan sắc trung bình vậy? Tôi từng tiếp xúc với vài người trong số họ. Họ không xinh đẹp và cũng chẳng thú vị gì cả. Nhưng tại sao họ lại lấy được những ông chồng giàu có?

4. Các bạn thường dựa vào những tiêu chí nào để chọn vợ? Và những mẫu người nào chỉ có thể là bạn gái của các bạn thôi? Xin lưu ý mục tiêu của tôi bây giờ là lấy chồng.

Xin cảm ơn.

Dưới đây là câu trả lời thẳng thắn của CEO Tập đoàn J.P.Morgan:

“Cô gái  thân mến!

Tôi đã đọc bài viết của bạn và cảm thấy rất hứng thú. Chắc hẳn  rất nhiều cô gái cũng có câu hỏi giống như bạn. Xin cho phép tôi được phân tích tình huống của bạn với tư cách là một nhà đầu tư chuyên nghiệp.

1. Trước hết, mức thu nhập của tôi là 500.000 USD/năm đáp ứng được yêu cầu bạn đặt ra. Vì vậy, tôi hi vọng mọi người không nghĩ rằng tôi đang lãng phí thời gian ở đây.

2. Dưới góc độ là một doanh nhân, tôi nghĩ cưới bạn quả là một quyết định thiếu sáng suốt. Câu trả lời của tôi rất đơn giản, hãy để tôi giải thích cho bạn hiểu. Bỏ qua những chi tiết linh tinh khác thì rõ ràng bạn đang cố gắng trao đổi nhan sắc lấy tiền bạc, tức là: A có nhan sắc và B có tiền để mua nó, thật công bằng và sòng phẳng.

Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt ở đây lại là nhan sắc có thể phai tàn theo năm tháng nhưng tiền đầu tư lại không như vậy.

Một thực tế phũ phàng là thu nhập của tôi tăng dần qua năm tháng, trong khi đó bạn không thể ngày một đẹp lên. Vì thế, nếu chỉ xét dưới góc độ kinh tế mà nói, tôi là một tài sản luôn luôn tạo ra giá trị gia tăng, còn bạn chỉ là một tài sản hao mòn.

Hơn nữa, không phải hao mòn bình thường mà là hao mòn theo cấp số nhân. Nếu đó là tài sản duy nhất bạn có thì giá trị của nó sẽ bị giảm rất nhiều sau 10 năm nữa.

Nếu so sánh với các phiên giao dịch trên phố Wall thì việc tôi hẹn hò với bạn cũng như một phiên giao dịch vậy. Nếu giao dịch bị giảm giá thì chúng tôi sẽ bán, chẳng ai dại dột mà giữ nó trong suốt một thời gian dài – cũng như việc kết hôn vậy.

Có thể bạn nghĩ tôi thật thực dụng khi nói ra điều này, nhưng một tài sản mà tiêu hao lớn như vậy thì tốt nhất là nên bán đi hoặc cho thuê.

Bạn cần phải hiểu rằng bất kỳ một người đàn ông nào có mức thu nhập 500.000 USD/năm đều không phải là những gã ngu.

Chúng tôi muốn hẹn hò với bạn nhưng chúng tôi sẽ không cưới bạn. Tôi khuyên bạn hãy quên chuyện tìm cách lấy chồng giàu đi.

Thay vì vậy, bạn hãy tự kiếm cho mình khoản thu nhập 500.000 USD/năm để trở thành đại gia. Việc này có nhiều cơ hội thành công hơn so với việc tìm một thằng giàu mà khờ khạo đấy!

Thân ái!”

Gợi ý của anh chàng CEO này là: Bạn muốn tìm một người có mức lương 500.000 một năm để kết hôn thì cách tốt nhất là biến mình thành một người có mức lương hàng năm là 500.000 USD.

Để có được thứ bạn muốn, cách đáng tin cậy nhất là để cho mình xứng đáng với nó. Một điều quan trọng là “Nồi nào úp vung nấy”, bạn trở thành kiểu người nào, bạn sẽ thu hút kiểu người giống như bạn.

03

Tại sao trước tuổi 30 hãy cố thoát nghèo?

Trên thực tế, việc thoát khỏi nghèo đói quan trọng hơn là thoát ế. Nó không phải là bạn phải trở thành một người đàn ông giàu có trước 30 tuổi. Cũng không hẳn là bạn phải kết hôn sớm. Bạn có thể cố gắng cho một điều kiện tốt đầu tiên. Bằng cách này bạn có thể có được sự lựa chọn rộng hơn. Chọn một người vợ hoặc chồng tốt hơn và phù hợp hơn. Khi bạn có được một điều kiện tốt, tình yêu của bạn có thể trở nên thuần khiết hơn.

Khi bạn nghèo và không có tiền, thật tuyệt khi tìm được nửa kia của bạn với mức lương hàng tháng là 10 triệu đồng. Nhưng khi mức lương hàng tháng của bạn là 10 triệu, bạn lại cảm thấy rằng người có mức lương hàng tháng là 20 triệu mới có thể là người yêu của bạn. Thế nhưng, một khi bạn lên đến mức lương hàng tháng là 20 triệu đồng, bạn lại cảm thấy mình phải lấy người có mức lương 50 triệu một tháng mới được.

Nhưng bây giờ, sau bao năm thì bạn cũng có mức lương như ý, bạn không nhìn vào tiền lương hàng tháng của mình để tìm bạn trai. Cảm giác này là như thế. Bạn không có nhà lầu, xe hơi, vì vậy bạn muốn nửa kia sẽ có những thứ bạn ao ước. Nhưng khi bạn có mọi thứ như mong muốn nhờ cố gắng làm việc và tích góp, thì yêu cầu của bạn cho đàn ông sẽ trở nên đơn thuần. Bạn sẽ không cần nửa kia của mình phải giàu có, chỉ cần được bên nhhau, dù trong tay chỉ là một ổ bánh mì bẻ đôi cũng đủ hạnh phúc rồi.

04

Có một câu hỏi về việc tại sao mọi người nên làm việc chăm chỉ? Nỗ lực rất mệt mỏi, vậy sao phải nỗ lực? Chỉ cần từ bỏ nỗ lực, cuộc sống sẽ dễ dàng và nhàn nhã hơn rất nhiều. Vậy thì tại sao bạn phải làm việc chăm chỉ như vậy?

Nếu bạn chỉ hài lòng với việc ăn mì tôm mỗi ngày, không bận tâm đến giá gạo, không để ý đến quán lẩu sắp khai trương với những món lẩu ngon ngất ngây, nếu bạn không chạnh lòng khi thấy bạn bè lũ lượt kéo nhau đi du lịch Đà Lạt, Vũng Tàu hay Phượng Hoàng Cổ Trấn… thì bạn cứ việc nhàn nhã và không ai ép bạn nỗ lực cả.

Nhưng tôi sẽ nỗ lực kiếm tiền để thưởng cho mình những món ngon mà tôi chưa được một lần thưởng thức. Tôi sẽ cố gắng kiếm nhiều tiền để đi những nơi mà trước đây tôi chỉ xem trên dòng thời gian của người khác. Tôi sẽ tự tin vào shop mua những bộ trang phục tôi thích mà không bận tâm về giá cả. Vì vậy tôi phải làm việc chăm chỉ hơn. Không phải muốn vượt qua người khác, mà là muốn trải nghiệm một thế giới lớn hơn, thoải mái và tiện nghi hơn.

Nguồn: internet