Chia sẻ của Thầy Lê Như Hiếu ở Tọa Đàm Quản trị Doanh nghiệp với sinh viên khoa Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành Trường Đại học Văn Lang
Trong cuộc sống của chúng ta, khi cho đi càng nhiều thì những giá trị tài sản sở hữu của mình sẽ càng giảm thấp. Vì thế, chúng ta luôn phải cân nhắc, đắn đo trước khi cho ai một món gì. Và chính sự cân nhắc đó làm cho giá trị của sự cho không còn ý nghĩa đích thực của tình thương. Nhân gian thường nói “bánh ít đổi đi, bánh quy đổi lại”. khi chúng ta cho đi một vật gì là biết chắc mình sẽ nhận lại được một vật khác, từ cho ở đây thật ra có nghĩa là trao đổi. Có đôi lúc, chúng ta cho đi một vật gì vì muốn đáp lại lòng tốt của người khác nên từ cho ở đây có nghĩa là trả nợ.
Trong những trường hợp tế nhị hơn, chúng ta cho đi những giá trị vật chất vì mong muốn có được sự ngợi khen, kính phục từ người khác; hoặc chúng ta cho đi những giá trị vật chất theo lời khuyên của người khác; và trong những trường hợp này thì ý nghĩa của từ cho cũng không hoàn toàn đúng nghĩa là cho một cách bình đẳng.
Những giá trị vật chất hay tài sản sở hữu của chúng ta không phải tự nhiên mà có được. Chúng là thành quả của sự siêng năng làm việc và cố gắng của mọi người. Thường thì thói quen tham lam, bỏn sẻn trong đời sống vật chất cũng khiến cho ta hạn chế sự ban phát tình thương đến với mọi người khi cần thiết.
Nhưng chúng ta thật ra đâu có phải mất gì khi mở rộng lòng thương yêu người khác. Khi trong lòng ta có sự hiện hữu của tình thương thì tự nhiên điều đó mang đến cho ta một niềm vui không gì có thể so sánh được. Phần lớn những ai trong quá khứ và hiện tại ít mở lòng thương yêu người khác hay bị tổn thương tình cảm từ rất sớm.
Những em bé mồ côi cha mẹ hoặc lớn lên trong những gia đình đổ vỡ, thiếu hạnh phúc thường rất dễ trở thành tệ nạn xã hội. Do không được nếm trải hạnh phúc của sự yêu thương, những người ấy không thể hình dung được những gì mà lòng yêu thương sẽ mang đến cho họ. Sự mất mát lớn lao trong đời sống tình cảm đã sớm hình thành trong tâm hồn họ sự thù hằn, ghét bỏ mà tự đánh mất chính mình. Từ đó, họ cảm thấy thù hận mọi người, thậm chí là đánh mất lòng yêu thương. Vì thế, nó khiến họ chẳng bao giờ có được niềm vui sống mà san sẻ, giúp đỡ người khác.
Cho đi chính là nhận lại – điều này nghe có vẻ nghịch lý nhưng lại là một sự thật mà rất nhiều người công nhận. Chi trừ khi bạn cho đi với dụng ý được nhận lại – đó là lúc mà hành động vốn cao đẹp này bị mất đi ý nghĩa – thì bạn sẽ chẳng nhận lại được gì cả. Sự chia sẽ thật sự phải xuất phát từ tình cảm chân thành của tim, từ chính niềm vui cùng lống vị thu của chúng ta. Động lực của sự chia sẻ hoàn toàn là do tự nguyện mà không cần đền đáp. Có như vậy, sự chia sẻ mới mang lại nhiều ý nghĩa. Các bậc cha mẹ chia sẻ thức ăn, chỗ ở và tình yêu thương cho con cái, đơn giản chỉ vì họ yêu quý các con chứ không phải vì họ mong chờ được con yêu thương lại. Suy cho cùng, ý nghĩa của sự chia sẻ rất cao đẹp, nhưng đôi khi chúng ta lại làm hoen ố ý nghĩa cao đẹp của nó, nếu như chúng ta trao tặng để rồi chỉ mong được người khác công nhận và trông chờ được đền đáp. Điều này đã làm cho cả người cho lẫn người nhận đều không còn nhận thấy giá trị tốt đẹp của việc chia sẻ nữa.
Một buổi sáng thật tuyệt vời khi được cho tri thức, cho tư duy, cho năng lực đến 206 bạn sinh viên của khoa du lịch trường Đại học Văn Lang. Suốt từ 8h30 đến tận 12h00 mà Thầy Lê Như Hiếu và các bạn sinh viên vẫn miệt mài với việc chia sẻ những kiến thức về quản trị, cách thức vận hành doanh nghiệp, miệt mài với việc trả lời những câu hỏi mà mà các bạn đặt ra…để cuối cùng chính Thầy là người được nhận nhiều nhất: nhận được sự tin tưởng của các Thầy, Cô khoa du lịch; nhận được sự thương yêu của các bạn sinh viên; nhận được sự tôn trọng và nhận được những phúc lành khi đã trao giá trị cho các em, cho cộng đồng.
Cảm ơn Thạc sĩ: Đoàn Lộc (Giảng viên bộ môn khoa) đã kết nối để Thầy Lê Như Hiếu được đến trao giá trị. Cảm ơn Tiến sĩ Trang (Trưởng khoa); cảm ơn các Thầy, Cô của khoa và cảm ơn sự tuyệt vời của các bạn sinh viên khoa đã cùng Thầy tạo ra một buổi sáng thật tuyệt vời cho tất cả chúng ta.
Một số hình ảnh hoạt động của buổi chia sẻ:














